Tuesday, January 31, 2012

Nuôi gà Sao

Nuôi gà Sao: Một hướng xoá đói giảm nghèo Hiệu quả
Những năm gần đây, tại một số tỉnh Thanh Hoá, Tiền Giang... rộ lên phong trào nuôi gà Sao bởi giống gà nàycó chi phí tương đối thấp, nhẹ vốn nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giúp bà con xoá nghèo và làm giàu.



xem video kt nuôi gà sao: Video gà sao
                                            Video gà sao2
Gà Sao bắt nguồn từ gà rừng, theo cách phân loại gà sao thuộc lớp Aves, bộ Gallformes, họ Phasiani, giống Numidiae, loài Helmeted.
Đặc điểm sinh học của gà Sao
1. Đặc điểm ngoại hình
Cả 3 dòng gà Sao đều có ngoại hình đồng nhất. Ở 1 ngày tuổi gà Sao có bộ lông màu cánh sẻ, có những đường kẻ sọc chạy dài từ đầu đến cuối thân. Mỏ và chân màu hồng, chân có 4 ngón và có 2 hàng vảy.
Giai đoạn trưởng thành gà Sao có bộ lông màu xám đen, trên phiến lôngđiểm nhiều những nốt chấm trắng tròn nhỏ. Thân hình thoi, lưng hơi gù,đuôi cúp. Đầu không có mào mà thay vào đó là mấu sừng, mấu sừng này tăng sinh qua các tuần tuổi, ở giai đoạn trưởng thành, mấu sừng cao khoảng 1,5-2cm. Mào tích của gà Sao màu trắng hồng và có 2 loại: một loại hình lá dẹt áp sát vào cổ, còn một loại hình lá hoa đá rủ xuống. Da mặt và cổ gà Sao không có lông, lớp da trần này có màu xanh da trời, dưới cổ có yếm thịt mỏng. Chân khô, đặc biệt con trống không có cựa.

2. Phân biệt trống mái
Việc phân biệt trống mái đối với gà Sao rất khó khăn. Ở 1 ngày tuổi phân biệt trống mái qua lỗ huyệt không chính xác như các giống gà bình thường. Đến giai đoạn trưởng thành con trống và con mái cũng hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, người ta cũng phân biệt được giới tính của gà Sao căn cứ vào sự khác nhau trong tiếng kêu của từng cá thể. Con mái kêu 2 tiếng còn con trống kêu 1 tiếng, nhưng khi hoảng loạn hay vì một lý do nào đó thì cả con trống và con mái đều kêu 1 tiếng nhưng không bao giờ con trống kêu được 2 tiếng như con mái. Ta có thể nghe thấy tiếng kêu của gà khi được 6 tuần tuổi. Ngoài ra sự phân biệt trống mái còn căn cứ mũ sừng, mào tích, nhưng để chính xác khi chọn giống người ta phân biệt qua lỗ huyệt khi gà đến giai đoạn trưởng thành.

3. Tập tính của gà Sao
Trong hoang dã gà Sao tìm kiếm thức ăn trên mặt đất, chủ yếu là côn trùng và những mẩu thực vật. Thông thường chúng di chuyển theo đàn khoảng 20 con. Về mùa đông, chúng sống từng đôi trống mái trong tổtrước khi nhập đàn vào những tháng ấm năm sau. Gà Sao mái có thể đẻ20-30 trứng và làm ổ đẻ trên mặt đất, sau đó tự ấp trứng. Gà Sao mái nuôi con không giỏi và thường bỏ lạc đàn con khi dẫn con đi vào nhữngđám cỏ cao. Vì vậy trong tự nhiên, gà Sao mẹ thường đánh mất 75% đàn ocn của nó.
Trong chăn nuôi tập trung, gà Sao vẫn còn giữ lại một số bản năng hoang dã. Chúng nhút nhát, dễ sợ hãi, hay cảnh giác và bay giỏi như chim, khi bay luôn phát ra tiếng kêu khác biệt. Chúng sống ồn ào và hiếm khi ngừng tiếng kêu.
Gà Sao có tính bầy đàn cao và rất nhạy cảm với những tiếng động như:mưa, gió, sấm, chớp, tiếng cành cây gãy, tiếng rơi vỡ của đồ vật. Đặc biệt gà Sao khi còn nhỏ rất sợ bóng tối, những lúc mất điện chúng thường chồng đống lên nhau đến khi có điện gà mới trở lại hoạt động bình thường. Vì vậy cần hết sức chú ý khi nuôi gà Sao để tránh stress có thể xảy ra.
Gà Sao thuộc loài ưa hoạt động, ban ngày hầu như chúng không ngủ, trừ giai đoạn gà con. Ban đêm, chúng ngủ thành từng bầy.

4. Hiện tượng mổ cắn
Do quá linh hoạt mà gà Sao rất ít mổ cắn nhau. Tuy nhiên chúng lại rất thích mổ những vật lạ. Những sợi dây tải, hay những chiếc que nhỏ trong chuồng, thậm chí cả nền chuồng, tường chuồng. Do vậy thường làm tổn thương đến niêm mạc miệng của chúng, vì vậy trong chuồng ta không nênđể bất cứ vật gì ngoài máng ăn, máng uống, nền, tường chuồng phải làm chắc chắn.

5. Tập tính tắm, bay và kêu
Gà Sao bay giỏi như chim. Chúng biết bay từ sáng sớm, 2 tuần tuổi gà Sao đã có thể bay. Chúng có thể bay lên cao cách mặt đất từ 6-12m. Chúng bay rất khoẻ nhất là khi hoảng loạn.

Gà Sao cũng có nhu cầu tắm nắng, gà thường tập trung tắm nắng vào lúc 9-11h sáng và 3-4 giờ chiều. Khi tắm nắng gà thường bới một hố cát thật sâu rồi rúc mình xuống hố, cọ lông vào cát và nằm phơi dưới nắng.

6. Tập tính sinh dục
Các giống gà khác khi giao phối thường bắt đầu bằng hành vi ghẹ gà mái của con trống, đó chính là sự khoe mẽ. Ngoài ra, chúng còn thể hiện sức mạnh thông qua tiếng gáy dài nhưng ở gà Sao lại không như vậy, chúng không bộc lộ tập tính sinh dục rõ ràng ngay cả người chăn nuôi hàng ngày cũng khó phát hiện thấy. Gà Sao mái thì đẻ trứng tập trung, khi đẻtrứng xong không cục tác mà lặng lẽ đi ra khỏi ổ.

Kỷ thuật nuôi gà Sao mô hình hiệu quả
1. Đưa đàn gà mới nở về nuôi:
Nuôi đàn gà Sao bố mẹ từ 1 ngày tuổi đến khi 5% tổng đàn đẻ là giaiđoạn quan trọng nhất để nâng cao khả năng sản xuất trứng sau này. Phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nuôi gà giống để đảm bảo cho đàn gà khoẻ mạnh và sinh trưởng đồng đều. Cần phải nuôi gà trống trong chuồng riêng biệt với chuồng gà mái.>>
Cần xác định trước số lượng gà sẽ úm để chuẩn bị đủ diện tích chuồng,đủ máng ăn, máng uống. Trong trường hợp sưởi nhân tạo thì phải làm vòng quây gà con có đường kính 3 - 4 m, cao 0,5 m. Nếu dùng chụp sưởi bằng tia bức xạ thì đường kính vòng quây phải rộng 5 - 6 m. Phải điều chỉnh thiết bị sưởi sao cho nhiệt độ ổ gà đạt 29 - 300C. Mùa đông có thể sưởiấm chuồng 48 giờ, mùa hè 24 giờ trước khi đàn gà đến.Cần kiểm tra hệthống van nước uống trong chuồng, có sử lý bằng clo. Trước khi đàn gàđến cần đổ nước uống có nhiệt độ 250C vào máng uống.Khi đặt gà vào chuồng cho gà uống nước và sau 1 - 2 giờ mới bắt đầu cho ăn, không được làm đàn gà xáo trộn, đè bẹp lẫn nhau, phải làm cho chúng quen với môi trường mới và phát hiện thấy máng ăn, uống. Trong 10 ngày đầu, cần đảm bảo mỗi khay máng ăn nhựa cho 100 con gà con. Trong vòng 1 - 2 giờ sau khi chuyển gà vào chuồng. Khi đàn gà được 8 - 10 tuần tuổi, cần lắp đặt cầu cho gà đậu ở trong chuồng. Mỗi cái cầu dài 1 m dành cho 15 con đậu.

Những quy định về sưởi ấm và thông hơi:
Ngày đầu sau khi đưa gà đến, cần đảm bảo nhiệt độ trong vòng quây gà úm là 380C, trong chuồng là 280C. Nhu cầu nhiệt độ thay đổi theo lứa tuổi của gà. Số lượng gà con đặt dưới chụp sưởi truyền thống tối đa là 500 con, nếu dùng chụp sưởi tia bức xạ thì nhốt được 1.000 con. Cứ 4 ngày một lần giảm nhiệt độ thấp xuống 20C. Giai đoạn 14 - 21 ngày tuổi, gà con bắt đầu phân tán khắp chuồng, cho nên việc quan tâm điều chỉnh đều nhiệt độ điều chỉnh trong chuồng là rất cần thiết, có thể bỏ dần sốchụp sưởi đi. Trong những ngày đầu, nếu không đủ nhiệt, gà con bị ỉa chảy, yếu, chậm lớn và dễ bị chết vì lạnh. Nếu đủ nhiệt, gà con nằm tảnđều dưới vùng sưởi ấm. Nếu quá nóng, gà nằm xoài úp bụng trên nền chuồng, cố nghển cổ, thò đầu ra hoặc chúng cố tìm chỗ mát hơn như dọc tường để nằm. Gà kém ăn, chậm lớn, còi cọc, chết nhiều.

2. Cho gà uống nước và kỹ thuật xử lý nước uống:


* Chất lượng nước uống:
Phải đảm bảo thường xuyên có nước uống có chất lượng tốt cho gà Sao.Đặc biệt, trong nước uống phải an toàn về vi khuẩn Salmonella.

* Cho gà uống nước:

Nước là chất dinh dưỡng quan trọng nhất, chúng ta phải đảm bảo đầy đủcho chúng vì nước chiếm 70% khối lượng cơ thể. Nước uống hạn chế sẽ làm giảm khả năng hấp thụ thức ăn và sinh trưởng của chúng. Nếu trời nóng, không đủ nước uống gà có thể bị chết. Cần khử trùng nước uống bằng clo hoặc iốt. Cần sử dụng đồng hồ đo nước uống hàng ngày của đàn gà để xácđịnh khả năng tiêu thụ nước của chúng. Việc điều chỉnh độ cao của van nước uống là cực kỳ quan trọng. Trong 2 ngày đầu, máng nước để cao ngay tầm mắt của gà, đến ngày thứ 3 nâng van nước lên để gà ngẩng lên uống nước với góc 450. Đến ngày thứ 4 gà phải nghển cổ lên mới uống được.Đến ngày thứ 7 cần sử dụng van nước tự động và đặt ở tầm cao ngang lưng. Sau đó điều chỉnh van nước cao lên, đảm bảo gà hạn chế không làm bắn nước ra ngoài. Máng nước hở phải có mực nước cao tối đa 2 cm hàng ngày cần tháo nước rửa sạch.
3. Giảm streess trong nuôi dưỡng gà:

Nguyên tắc cơ bản của việc nuôi dưỡng gà mái Sao là chương trình chờhạn chế, nhằm mục đích để đàn gà mái phát triển đều. Để kiểm tra chỉtiêu này, cứ 2 tuần một lần phân ngẫu nhiên khoảng 100 con để cân mẫu. Tuỳ thuộc vào thể trọng của đàn gà để điều chỉnh khẩu phần ăn hàng tuần cho phù hợp.

4. Chương trình chiếu sáng:
Trong vòng 3 ngày đầu úm gà, việc bổ sung ánh sáng tự nhiên là cực kỳquan trọng nhằm để cho gà con tìm thấy khay thức ăn, máng nước uống. Vì vậy phải bảo đảm ánh sáng có cường độ tối thiểu là 30 lux và chiếu sáng 24 giờ trong ngày. Từ ngày thứ 4 đến ngày 7 cần chiếu sáng 20 giờ/ngày và đến cuối tuần chỉ cần chiếu sáng 16 giờ/ngày. Đến cuối tuần thứ 2 thì chương trình chiếu sáng cho gà trống, mái bắt đầu khác nhau.

5. Chuẩn bị đàn gà giống sinh sản:
Đàn gà Sao được 25 tuần tuổi thì được chuyển sang các lồng chuồng đẻtrứng. Nếu áp dụng biện pháp nuôi dưỡng và chương trình chiếu sáng phù hợp thì gà sẽ đẻ trứng từ tuần tuổi thứ 28 và 50% tổng đàn sẽ đẻ vào lúc 31 - 32 tuần tuổi. Đàn gà đẻ ở mức tột đỉnh thường vào tuần tuổi thứ 35. Số gà đẻ nhốt trong một lồng chuồng phụ thuộc vào kích thước của lồng. Cần đảm bảo vị trí nuôi nhốt cho một con gà Sao ở ngăn lồng có mặt trước tối thiểu là 12,5 cm. Nhiệt độ trong chuồng phù hợp cho gà mái đẻ trứng và gà trống sản xuất tinh trùng là 200C.Trong giai đoạn sinh sản, nếu nhiệt độ trong chuồng là 120C, cần cho gà ăn thức ăn chứa 2.700 - 2.750 kcal và 17% prôtêin thô. Điều cực kỳ quan trọng là: Trước khi đẻ trứng không được cho gà mái ăn quá nhiều. Trước khi đẻ trứng, nếu gà béo quá, thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến năng suất trứng và sức sống của chúng. Sau khi gà đẻ trứng ở mức cao điểm, cần giảm khẩu phầnăn kiểm tra mức tăng trọng hàng tuần của gà, trong cùng một ngày và cùng một thời điểm, chọn ngẫu nhiên khoảng 100 con gà để cân cá thể vàđiều chỉnh khẩu phần ăn khi cần thiết. Khẩu phần ăn cần thiết phụ thuộc vào thể trọng, nhiệt độ chuồng nuôi

Các vấn đề kỹ thuật nuôi gà sao
1. Cho gà uống nước và kỹ thuật sử lý nước uống

Chất lượng nước uống:




Phải đảm bảo thường xuyên có nước uống có chất lượng tốt cho gà Sao. Chỉ tiêu chất lượng nước uống được thể hiện trong bảng sau. Nếu bất kỳchỉ tiêu nào vượt cao hơn mức cho phép đề có thể gây nên sự rối loạn tiêu hoá hoặc thay đổi khác. Đặc biệt, trong nước uống phải an toàn vềvi khuẩn Salmonella.
Kết quả kiểm tra chất lượng nước phụ thuộc vào thời gian, vị trí và phương pháp lấy mẫu nước. Cần lấy mẫu kiểm tra lặp lại để tin tưởng thêm. Cho gà uống nướcNước là chất dinh dưỡng quan trọng nhất, chúng ta phải đảm bảo đầy đủcho chúng vì nước chiếm 70% khối lượng cơ thể. Nước uống hạn chế sẽ làm giảm khả năng hấp thụ thức ăn và sinh trưởng của chúng. Nếu trời nóng, không đủ nước uống gà con có thể bị chết. Cần khử trùng nước uống bằng clor hoặc iod. Cần sử dụng đồng hồ đo nước uống hàng ngày của đàn gà đểxác định khả năng tiêu thụ nước của chúng. Việc điều chỉnh độ cao của van nước uống là cực kỳ quan trọng. Trong 2 ngày đầu, máng nước để cao ngay tầm mắt của gà, đến ngày thứ 3 nâng van nước lên để gà ngẩng lên uống nước với góc 450. Đến ngày thứ 4, gà phải nghển cổ lên mới uốngđược. Đến ngày thứ 7 cần sử dụng van nước tự động và đặt ở tầm cao ngang lưng. Sau đó điều chỉnh van nước cao hơn lên, đảm bảo gà hạn chếkhông làm bắn toé nước ra ngoài. Máng nước hở phải có mực nước cao tốiđa 2 cm, hàng ngày cần tháo nước rửa sạch.
2. Giảm stress trong nuôi dưỡng gà
Gà Sao dễ bị hoảng sợ, cho nên cần chăm sóc chúng rất cẩn thận để tránh tất cả các stress có thể gây nên tử vong trong đàn gà. Thông thường nên dùng lưới ngăn chặn các góc tường chuồng, để khi gà hoảng sợ không có chỗ để xô đẩy dồn vào góc đó.

3. Những quy định về sưởi ấm và thông hơi:
Ngày đầu sau khi đưa gà đến, cần đảm bảo nhiệt độ trong vòng quây gà úm là 380C, trong chuồng là 280C. Nhu cầu nhiệt độ thay đổi theo lứa tuổi của gà (Bảng sau).
Số lượng gà con đặt dưới chụp sưởi truyền thống tối đa là 500 con, nếu dùng chụp sưởi tia bức xạ thì nhốt được 1.000 con. Cứ 4 ngày một lần giảm nhiệt độ thấp xuống 20C. Giai đoạn 14-21 ngày tuổi, gà con bắt đầu phân tán khắp chuồng, cho nên việc quan tâm điều chỉnh đều nhiệt độtrong chuồng là rất cần thiết, có thể bỏ vợi dần số chụp sưởi đi. Trong những ngày đầu, nếu không đủ nhiệt, gà con bị ỉa chảy, yếu, chậm lớn và dễ bị chết vì lạnh. Nếu đủ nhiệt, gà con nằm tản đều dưới vùng sưởi ấm; nhưng nếu thiếu nhiệt, gà sẽ dồn vào một chỗ, chui vào dưới góc tường hoặc máng ăn cho ấm. Trong trường hợp bị lạnh kéo dái, đường ruột chứađầy nước và khí, phân ướt và quanh hậu môn dính phân nhão. Nếu quá nóng, gà nằm xoài úp bụng trên nền chuồng, cố nghển cổ, thò đầu hoặc chúng cố tìm chỗ mát hơn như dọc tường để nằm. Gà kém ăn, chậm lớn, còi cọc, chết nhiều.

<><><><><><><> <><><><><><><><> <><><><><><><><><><><><><><> <><><><><><><><> <><><><><><><><> <><><><><><><><> <><><><><><><><> <><><><><><><><> <> <><><><><><><> <> <><><><><><><> <><><><><><><><> <><><><><><><><> <><><><><><><><> <> <><><><><><><> <> <><><><><><><> <><><><><><><><> <> <><><><><><><> <> <><><><><><><>
<><><><><><>
<>
<><><><><><><> <><><><><><><><> <><><><><><><><> <> <><><><><><><> <> <><><><><><><> <><><><><><><><> <><><><><><><><> <> <><><><><><><> <> <><><><><><><> <><><><><><><><> <><><><><><><><>
<><><><><><><> <> <><><><><><><> <> <><><><><><><> <><><><><><><><> <><><><><><><><> <><><><><><><><> <> <><><><><><><> <> <><><><><><><> <><><><><><><><> <><><><><><><><>
<><><><><><><> <><><><><><><><> <> <><><><><><><> <> <><><><><><><> <>

KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ






1.Chuẩn bị điều kiện nuôi:
Trước khi đem gà về nuôi cần chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện vật chất kỹ thuật như:
  • Chuồng nuôi, rèm che, cót quây, chụp sưởi ấm, máng ăn, máng uống. Tất cả phải được khử trùng trước khi sử dụng từ 5-7 ngày.
  • Chuẩn bị đầy đủ thức ăn, thuốc thú y cần thiết cho đàn gà.
  • Chuồng nuôi đảm bảo thoáng mát mùa hè, kín ấm vào mùa đông.
  • Nền chuồng thiết kế đúng kỹ thuật, cao ráo, thoát nước.
  • Chất độn chuồng: Trấu, dăm bào sạch, dày 5cm -10 cm được phun sát trùng khi sử dụng.
  • Đảm bảo lưu thông không khí trong chuồng nuôi.
a. Chuồng trại:


  • Chọn khu đất cao ráo, thoáng mát để cất chuồng gà. Nên cất chuồng theo hướng Đông hoặc Đông Nam để hứng được nắng sáng và tránh được nắng chiều.
  • Nếu nuôi nhốt hoàn toàn, chú ý mật độ nuôi thích hợp (8 con/m2 nếu nuôi gà thịt trên sàn, 10 con/m2 nếu nuôi gà thịt trên nền).
  • Nếu nuôi gà thả vườn,chuồng là nơi để tránh mưa nắng và ngủ đêm, mật độ vườn thả gà đủ là ít nhất 1 con/m2.
  • Mặt trước cửa chuồng hướng về phía đông nam. Sàn chuồng làm bằng lưới hoặc tre thưa cách mặt đất 0,5 m để thông thoáng, khô ráo, dễ dọn vệ sinh.
  • Rào chắn xung quanh vườn bằng lưới B40, lưới nilon, tre gỗ... tùy điều kiện nuôi của từng hộ. Ban ngày khô ráo thả gà ra sân, vườn chơi, buổi tối cho gà về chuồng.
b. Lồng úm gà con:

  • Kích thước 2m x 1 m cao chân 0,5 m đủ nuôi cho 100 con gà.
  • Sưởi ấm cho gà bằng đèn (hai bóng 75 W dùng cho 100 con gà).
c. Máng ăn:

  • Khi gà còn nhỏ (1-3 ngày tuổi) rải cám tấm trên giấy lót trong lồng úm cho gà ăn.
  • Khi gà 4-14 ngày tuổi cho gà ăn bằng máng ăn cho gà con.
  • Trên 15 ngày cho gà ăn máng treo.
d. Máng uống: Đặt hoặc treo xen kẻ các máng uống với máng ăn trong vườn. Thay nước sạch cho gà 2-3 lần/ngày.
e. Bể tắm cát, máng cát sỏi cho gà:

  • Gà rất thích tắm cát.
  • Đối gà nuôi chăn thả phải xây bể chứa cát, tro bếp và điểm sinh hoạt cho gà tắm. Kích thước bể dài 2 m, rộng 1 m, cao 0,3 m cho 40 gà.
  • Đặt một số máng cát, sỏi hoặc đá nhỏ xung quanh nơi chăn thả để gà ăn, giúp gà tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
f. Dàn đậu cho gà:

  • Gà có tập tính thích ngủ trên cao vào ban đêm để tránh kẻ thù và giữ ẩm cho đôi chân, tránh nhiễm bệnh. Do đó nên tạo một số dàn đậu cho gà ngủ trong chuồng.
  • Dàn đậu làm bằng tre, gỗ (không nên làm bằng cây tròn vì trơn gà khó đậu). Dàn cách nền chuồng khoảng 0,5 m, cách nhau 0,3-0,4 m để gà khỏi đụng vào nhau, mổ nhau và ỉa phân lên nhau.
  • Làm ổ đẻ cho gà để nơi tối. Một ổ đẻ cho 5-10 con gà mái.
  • Vườn chăn thả: 1 m2/1 gà.
2. Chọn giống:

  • Nuôi thịt: Chọn giống gà Tàu vàng, gà Đông Tảo, gà Nòi, gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng.....
  • Nuôi gà lấy trứng thương phẩm: Chọn những giống gà đẻ nhiều như gà Tàu Vàng, gà Tam Hoàng, gà BT1, gà Ri....
* Chọn giống gà con:

  • Chọn gà con càng đồng đều về trọng lượng càng tốt.
  • Chọn những con nhanh, mắt sáng, lông bông, bụng gọn, chân mập.
  • Tránh chọn những con gà khô chân, vẹo mỏ, khoèo chân, hở rốn, xệ bụng, lỗ huyệt bết lông, cánh xệ, có vòng thâm đen quanh rốn.
* Chọn gà đẻ tốt:

  • Chọn con có trọng lượng không quá thấp, không quá mập, lúc 20 tuần tuổi đạt 1,6-1,7 kg thì rất tốt.
  • Đầu nhỏ, mỏ ngắn đều, mồng tích to, đỏ tươi.
  • Mắt sáng, lông mượt xếp sát vào thân, bụng phát triển mềm mại.
  • Hậu môn rộng màu hồng tươi và ẩm ướt.
  • Khoảng cách giữa xương chậu và xương ức rộng độ 3-4 ngón tay, giữa hai xương chậu rộng gần 2-3 ngón tay xếp lại.
3. Chăm sóc nuôi dưỡng:

  • Nên vận chuyển gà con vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh những ngày mưa bão hay áp thấp nhiệt đới. Đưa gà vào chuồng úm, cho gà uống nước pha Electrotyle hoặc Vitamine C, chỉ cho gà ăn tấm nấu hoặc tấm, bắp nhuyễn ngâm sau khi gà nở ít nhất là 12 giờ, tiếp tục cho ăn uống như thế đến 2 ngày. Sang ngày thứ 3 thì pha với lượng tăng dần thức ăn công nghiệp hoặc tự trộn phụ phế phẩm.
  • Trộn thuốc cầu trùng vào trong thức ăn cho gà từ ngày thứ 7 trở đi, dùng Rigecoccin 1 gr/10 kg thức ăn (hoặc dùng Sulfamid trộn tỷ lệ 5%).Thay giấy lót đáy chuồng và dọn phân mỗi ngày sạch sẽ.
  • Rửa máng ăn, máng uống sạch sẽ, quan sát tình trạng ăn uống đi đứng của gà, nếu thấy con nào buồn bã, ủ rủ cần cách ly ngay để theo dõi.
  • Dùng bóng đèn tròn 75W úm cho 1m2 chuồng có che chắn để giữ nhiệt, tùy theo thời tiết mà tăng giảm lượng nhiệt bằng cách nâng hoặc hạ độ cao của bóng đèn.
  • Quan sát thấy nếu gà nằm tụ quanh bóng đèn là gà bị lạnh, tản xa bóng đèn là nóng, nằm tụ ở góc chuồng là bị gió lùa và gà đi lại ăn uống tự do là nhiệt độ thích hợp.Thắp sáng suốt đêm cho gà trong giai đoạn úm để phòng chuột, mèo và để gà ăn nhiều thức ăn hơn.
  • Thường xuyên quan sát biểu hiện của đàn gà để kịp xử lý những bất thường xảy ra. Khi thời tiết thay đổi nên cho gà uống nước pha Electrolyte hoặc Vitamine C.
  • Do tập tính của gà thường uống nước cùng lúc với ăn, nên đặt máng ăn và máng uống cạnh nhau để gà được uống nước đầy đủ mà không uống nước dơ bẩn trong vườn.
  • Nếu là gà nuôi thịt thì không cần cắt mỏ. Đối với gà đẻ để giảm hiện tượng cắn mổ nhau thì nên cắt mỏ (chỉ cắt phần sừng của mỏ) vào tuần 6-7.
Chú ý: Không nuôi nhiều cở gà trong 1 chuồng, trước khi nuôi đợt mới cần phải sát trùng toàn bộ chuồng trại, dụng cụ.
4.Thức ăn cho gà:

  • Gà là một trong số con vật nhạy cảm, nên tuyệt đối không cho gà ăn thức ăn bị ôi mốc, nhiễm nấm, thối rửa.
  • Có thể sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc tận dụng các phụ phế phẩm công nông nghiệp, sao cho đảm bảo các thành phần: Năng lượng, đạm, khoáng và vitamine. Khống chế lượng thức ăn và đảm bảo chất lượng thức ăn đối với gà hậu bị để gà không bị mập mỡ làm giảm sản lượng trứng.
  • Đối với gà thả vườn thì vấn đề khoáng và vitamine không quan trọng bằng gà nuôi nhốt, vì chúng sẽ tự tìm kiếm theo nhu cầu của cơ thể.
  • Sau giai đoạn úm có thể cho gà ăn thêm rau xanh. Nên nuôi thêm trùn đất và giòi là nguồn cung cấp đạm dồi dào cho gà.
  • Ngày đầu tiên chỉ cho gà uống nước, ăn tấm hoặc bắp nhuyễn. Thức ăn mỗi lần rải một ít để thức ăn luôn thơm ngon kích thích tính thèm ăn của gà.
  • Những ngày kế tiếp tập dần cho gà ăn sang thức ăn công nghiệp. Cho gà ăn nhiều bữa trong ngày, ăn tự do.
  • Nếu sử dụng máng treo để cho gà phải thường xuyên theo dõi điều chỉnh độ cao của máng để gà ăn một cách thoải mái và tránh rơi vãi thức ăn.
  • Nước uống phải sạch và đầy đủ cho gà uống, gà sống lâu hơn nếu thiếu thức ăn hơn thiếu nước.
5. Vệ sinh phòng bệnh:

  • Vệ sinh phòng bệnh là vấn đề là công tác chủ yếu, đảm bảo "Ăn sạch, ở sạch, uống sạch". Nên chuồng và vườn thả phải luôn khô ráo, sạch sẽ, không để ao tù nước đọng trong khu vườn thả.
  • Áp dụng nghiêm ngặt lịch phòng vaccine tuỳ theo từng địa phương. Ngoài ra, dùng kháng sinh phòng một số bệnh do vi trùng, đặc biệt đối với gà thả nền thì cần phải phòng bệnh cầu trùng khi cho xuống nền và thả vườn.
a. Những nguyên nhân gây bệnh

  • - Gia súc non, gia súc bị suy yếu, giống mẫn cảm với bệnh.
  • - Môi trường sống:
    • Thức ăn không cân bằng dinh dưỡng dễ làm con vật mắc bệnh.
    • Nước uống phải sạch.
    • Không khí, nhiệt độ ....
b. Sức đề kháng của cơ thể gia súc:

  • Mỗi con vật đều có một hàng rào cơ học để tự bảo vệ cơ thể.
  • Sức đề kháng do con người tạo bằng cách tiêm các loại vaccin phòng bệnh (sức đề kháng chủ động).
c. Các biện pháp vệ sinh phòng bệnh:
* Vệ sinh phòng bệnh:

  • Thức ăn tốt.
  • Nước sạch.
  • Con giống có khả năng chống đỡ với bệnh tật cao.
  • Chuồng nuôi sạch.
  • Quanh chuồng nuôi phải phát quang.
  • Thực hiện tốt qui trình thú y về vệ sinh phòng bệnh.
* Phòng bằng Vaccine:
Lưu ý khi dùng vaccine phòng bệnh:

  • Chỉ dùng khi đàn gia cầm khỏe.
  • Lắc kỹ vaccine trước và trong khi dùng.
  • Vaccine mở ra chỉ sử dụng trong ngày, dư phải hủy bỏ.
Dùng vitamin để tăng bồi dưỡng cho gia cầm.
*Phòng bằng thuốc:

  • Bệnh ở đường tiêu hóa: Oxyteracilin, chloramphenicol...
  • Bệnh đường hô hấp: Tylosin, Tiamulin,...
Không dùng một loại kháng sinh liên tiếp trong các liệu trình. Mỗi liệu trình phòng bệnh khoảng 3-4 ngày là đủ
d. Phòng bệnh:

<><><><><><><><><><><><><><><><><><><><><><><><><><><><><><><><>
Thời gianBệnhPhương thức
1 ngày
Marek

Rumboro

Dịch tả
Nhúng ngập mũi
10 ngàyGumboro Đậu
Nhỏ mũi,

xuyên da cánh
21 ngàyDịch tả
Nhỏ mũi, uống
28 ngàyGumboroNhỏ mũi, uống
56 ngàyDịch tảUống
105 ngàyCRDChích bắp







Trong giai đoạn gà đẻ, chỉ sử dụng kháng sinh khi gà bệnh. Sau 6 tháng đẻ, ngừa lại các bệnh dịch tả, tụ huyết trùng, Gumboro cho đàn mái đẻ.


II. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở GÀ


BỆNH CẦU TRÙNG

1. Nguyên nhân:

  • Bệnh lan truyền do gà ăn phải thức ăn, uống nước có lẫn các noãn bào. Bệnh dễ lây truyền từ chuồng này sang chuồng khác, nơi này sang nơi khác do người ta, súc vật... vô tình mang các noãn bào này đi xa. Tốc độ sinh sản nhanh của các cầu trùng khiến bệnh dễ bộc phát.
  • Bệnh cầu trùng thường làm tăng tỷ lệ tử vong cho gà nhỏ, gà phát triển chậm, yếu, dễ bị bội nhiễm các bệnh khác.
  • Mức độ gây bệnh tùy thuộc vào phương thức nuôi, nuôi trên sàn lưới ít mắc bệnh hơn nuôi trên nền.

2. Triệu chứng: Gà ủ rũ, xù lông, chậm chạp, phân đỏ hoặc sáp nhiều khi có máu tươi. Gà đẻ vỏ trứng mỏng, tỷ lệ đẻ giảm.

3. Bệnh tích: Manh tràng sưng to, chân đầy máu. Ruột sưng to. Trong đường tiêu hóa có dịch nhầy và máu.

4. Phòng bệnh: Vệ sinh phòng bệnh chặt chẽ, đặc biệt không để nền chuồng, chất đọng làm chuồng ẩm ướt.

Dùng thuốc trộn vào thức ăn hay pha nước uống cho gà.

Sử dụng một trong các loại thuốc sau (dùng trong 3 ngày)

  • Anticoc 1gr/1 lít nước
  • Baycoc 1ml/ 1 lít nước.

5. Trị bệnh: Tăng liều gấp đôi liều phòng


BỆNH THƯƠNG HÀN (Salmonellosis)

1. Nguyên nhân: Do vi khuẩn gây ra, bệnh có thể truyền trực tiếp từ gà mẹ sang gà con và cũng có thể nhiễm gián tiếp qua thức ăn, nước uống bị nhiễm mầm bệnh.

2. Triệu chứng: Gà ủ rũ, phân trắng loãng, hôi thối. Gà đẻ trứng giảm, trứng méo mó, mào tái nhợt nhạt hoặc teo.

3. Bệnh tích:

  • Gà con: Gan sưng, có điểm hoại tử trắng, niêm mạc ruột viêm loét lan tràn.
  • Gà đẻ: Gan có điểm hoại tử trắng, túi mật sưng to, buồng trứng đen tím, trứng non dị hình méo mó.

4. Phòng bệnh: Bằng các biện pháp vệ sinh tổng hợp. Có thể dùng kháng sinh để phòng bệnh:

  • Oxytetracyclin: 50-80 mg /gà/ngày, dùng trong 5 ngày.
  • Chloramphenical: 1 gr/5-10 lít nước, dùng trong 2-3 ngày.

5. Trị bệnh: Tăng liều gấp đôi so với liều phòng bệnh.


BỆNH DỊCH TẢ (Newcastle disease)

1. Nguyên nhân: Bệnh do virus gây, lây lan mạnh. Chủ yếu lây qua đường tiêu hóa, tuy nhiên bệnh cũng có thể lây qua dụng cụ chăn nuôi. Gà mọi lứa tuổi đều mắc bệnh.

2. Triệu chứng: Thường biểu hiện ở 2 thể: cấp tính và mãn tính.

a. Thể cấp tính:

  • Bệnh xuất hiện đột ngột, gà chết nhanh không biểu hiện rõ triệu chứng. Thường rụt cổ, ngoẹo đầu vào cánh, ủ rũ, nhắm mắt mê man bất tỉnh, sau đó chết.
  • Khó thở, nhịp thở tăng, hắt hơi (con vật há mồm, vươn cổ thở).
  • Tiêu chảy phân màu xanh - trắng, diều căng đầy hơi.
  • Một số con chảy dịch nhờn ở mắt, mũi. Tích, mào tím xanh.
  • Nếu sau 4-5 ngày gà không chết, sẽ xuất hiện triệu chứng thần kinh: Gà vận động tròn theo một phía, đi đứng không vững.
  • Gà giảm đẻ, vỏ trứng mềm.Tỷ lệ chết từ 50-90%.

b. Thể mãn tính: Những gà bị bệnh kéo dài sẽ chuyển sang thể mãn tính. Triệu chứng chủ yếu ở đường hô hấp, thở khò khè, kém ăn, giảm đẻ.... Gà trở thành vật mang trùng. Tỷ lệ chết 10%.

3. Bệnh tích: Biến đổi tùy thuộc vào thời gian kéo dài bệnh, lứa tuổi và độc lực của virus. Dạ dày tuyến xuất huyết, có dịch nhầy ở ruột già.

4. Phòng bệnh: Chủ yếu là bằng vaccine.

5. Trị bệnh: Dùng các thuốc tăng sức đề kháng: Vitamix, vit-plus,...


BỆNH GUMBORO

1. Nguyên nhân: Do virus. Gà thường mắc bệnh ở 4-8 tuần tuổi.

2. Triệu chứng:

  • Phân lúc đầu loãng, trắng, nhớt nhầy, sau loãng nâu.
  • Gà sút nhanh, run rẫy.
  • Tỷ lệ nhiễm bệnh rất nhanh: 2-5 ngày toàn đàn bị nhiễm.
  • Tỷ lệ chết: 10-30%.
  • Gà thịt thường phát bệnh sớm hơn (ở giai đoạn 20-40 ngày).

3. Bệnh tích:

  • Cơ đùi xuất huyết đỏ thành vệt.
  • Bệnh mới phát túi Fabricius sưng to.
  • Ngày thứ 2: Thận sưng nhạt màu, ruột sưng có nhiều dịch nhầy.
  • Ngày thứ 3: Xuất huyết lấm tấm hoặc thành vệt cơ đùi, cơ ngực.
  • Ngày thứ 5,6,7 túi Fabricius teo nhỏ, cơ đùi, cơ ngực tím bầm.

4. Phòng và trị bệnh:

  • Phòng bệnh bằng vệ sinh: Định kỳ tiêu độc sát trùng chuồng trại thường xuyên mỗi tháng và sau mỗi đợt nuôi.
  • Phòng bằng vaccine.
  • Trị bệnh: Chưa có thuốc đặc trị. Chỉ dùng thuốc tăng sức đề kháng vật nuôi.
    • Vitamix: 2 gr/1 lít nước.
    • Vitamine C: 1 gr/ 1 lít nước.
    • Dexa (0,5 gr): 1 viên/ 3-4 con.
    • Dùng trong 3 ngày liên tục.

Kỹ thuật nuôi chim Bồ Câu

Nuôi chim bồ câu lấy thịt giờ đây đã không còn xa lạ với nhiều người. Chim bồ câu ra ràng thường được dung làm thực phẩm như nấu cháo, hầm thuốc bắc để tẩm bổ sức khoẻ. Người nuôi chim bồ câu không phải đầu tư nhiều, nhanh thu hồi vốn nên nó đã trở thành một trong những nghề mang lại thu nhập cao.
xem video MÔ HÌNH CHĂN NUÔI BỒ CÂU
1. Chuồng nuôi
chim bồ câu

Theo kinh nghiệm, chuồng nuôi chim bồ câu phải thoáng mát thì chim mới mau lớn. Nếu là nuôi thả tự do thì chuồng nuôi yêu cầu không được trống trải, có mái che nắng, mưa, có ổ cho chim mái đẻ trứng. Nếu nuôi chim để sinh sản và khai thác thịt thì cần có chuồng nuôi khác nhau.
Làm chuồng nên lấy tre chẻ ra thành nan, sau đó làm thành phên ghép lại. Chuồng nuôi phải có ánh sáng mặt trời, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tránh gió lùa, tránh ồn ào. Nên chia chuồng thành các ô nhỏ cho mỗi cặp chim: Chiều cao 40cm, chiều sâu 40cm, chiều rộng 50cm. Mỗi ô chuồng cần 2 ổ đẻ trứng và ấp trứng đặt ở trên, 1 ổ nuôi con đặt ở dưới. Phía trước ô khoét lỗ to bằng miệng bát ăn cơm để chim có thể ra vào. Máng ăn và máng uống cho chim nên dùng bằng gỗ hoặc chất dẻo, không nên làm bằng kim loại, đảm bảo vệ sinh


2. Chọn giống
Trong một ổ chim cần phải có một con trống và một con mái. Muốn chim bố mẹ đẻ nhiều, nuôi con tốt phải chọn chim có lông bụng dầy mượt, khoẻ mạnh, mỏ xẻ, không có dị tật, lanh lợi, đuôi nhọn.... Nên mua chim đã được ghép đôi
Chim bồ câu mái có thể đẻ trải dài trong năm, lứa nọ tiếp lứa kia, khoảng cách giữa hai lứa khoảng 40 ngày. Như vậy, trong những điều kiện nuôi thả hợp lý, một cặp bồ câu có thể sản sinh ra 12 đến 14 lứa chim bồ câu con trong một năm

3. Thức ăn
cho chim bồ câu

Nhu cầu về dinh dưỡng tùy theo từng giai đoạn phát triển của chim. Thức ăn cho chim có thể dùng ngô, đậu xanh, thóc... Ngoài ra chim còn có thể tự tìm kiếm những thức ăn trong tự nhiên nếu không nuôi nhốt.
Nên cho chim ăn vào giờ đã quy định để tạo thói quen, thông thường 1 ngày cho chim ăn 2 lần vào 6 giờ sang và 1 giờ chiều. Thức ăn cho chim còn nhỏ là gạo xay trộn, còn với chim bồ câu đã trưởng thành thì thức ăn là thóc trộn với ngô (hay các hạt khác) xay vỡ.
Bồ câu nuôi nhốt rất cần chất khoáng, đặc biệt là muối ăn, do đó phải bổ sung thường xuyên vào các máng ăn riêng cho chim ăn tự do. Thức ăn khoáng bổ sung được trộn theo công thức sau: Khoáng Premix 85%, muối ăn 5%, sỏi nhỏ 5%.
Nước rất cần thiết cho chim bồ câu. Trong các loại chim, chim bồ câu là một trong những loài tiêu thụ nhiều nước. Một cặp chim tiêu thụ trung bình 200ml nước mỗi ngày, có lúc tăng lên 300ml vào ngày nóng và ít nhất 150ml vào lúc lạnh. Chim bồ câu thường nhúng mỏ vào nước trong suốt thời gian chúng uống nước. Đặc biệt, chim bồ câu rất thích tắm, nhất là trong thời gian thay lông, chim non thích tắm quanh năm.


4. Phòng và trị bệnh
cho chim bồ câu

Chim bồ câu có sức đề kháng với bệnh dịch khá tốt, nhưng nếu nuôi theo đàn trong một không gian hẹp thì nguy cơ mắc bệnh rất lớn. Muốn cho chim bồ câu khoẻ mạnh, có sức đề kháng tốt thì trước hết chim phải được nuôi dưỡng trong môi trường tốt, thức ăn được cung cấp đầy đủ
- Một năm nên tiêm vắc xin phòng bệnh 3 lần cho chim
- Vệ sinh chuồng trại cho chim bồ câu sạch sẽ. Nên định kỳ 2-3 tháng dọn dẹp làm vệ sinh chuồng, sửa chữa và làm mới chỗ hư hỏng, cạo sạch phân, thay ổ đẻ, phun thuốc sát trùng chuồng.
- Vệ sinh máng ăn, máng uống: Hàng ngày nên rửa máng uống để tránh cho chim uống nước bẩn, đã lên men do cặn thức ăn đọng lại trong máng
Lồng vận chuyển chim bồ câu cũng là nguồn lây nhiễm bệnh cho chim, vì ở chuồng có chim bị bệnh và chết thì dễ dàng lây nhiễm bệnh sang chuồng khác. Vì thế lồng khi dùng để vận chuyển chim mới cần phải được lau rửa sát trùng cẩn thận.
- Hạn chế cho chim lạ vào chuồng. Tránh để phân chim vương vãi ra mọi nơi. Phòng tránh chuột, mèo, chó... tấn công chim.
- Một số bệnh thường gặp ở chim bồ câu như: Bệnh kẹt trứng, trứng vỏ mềm, bệnh cầu trùng, bệnh đậu mùa, bệnh herpes virus đường hô hấp... Cần phải theo dõi kỹ nếu chim bị mắc các bệnh đó thì nên đến các cơ sở hỗ trợ chăn nuôi để được tư vấn loại thuốc chữa cho phù hợp.




Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng bồ câu Pháp

. Chọn giống chim bồ câuĐể chăn nuôi chim bồ câu cho hiệu quả kinh tế cao, khâu chọn giống đóng vai trò quan trọng. Chim bồ câu được chọn làm giống phải đảm bảo các yêu cầu: khỏe mạnh, lông mượt, không có bệnh tật, dị tật, lanh lợi.


xem video MÔ HÌNH CHĂN NUÔI BỒ CÂU
Do bồ câu là loài đơn phối, khi nuôi chim nên mua loại chim từ 4-5 tháng tuổi. Có thể phân biệt trống mái dựa trên ngoại hình: con trống to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái (lúc thành thục), khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp; con mái thường có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. Tuy nhiên, lúc bé rất khó phân biệt, ngay cả khi trưởng thành độ chính xác cũng khó đạt 100% nên khi mua cần tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn, các chuyên gia có kinh nghiệm.
Một cặp bồ câu sinh sản có thể dùng sản xuất trong 5 năm, nhưng sau 3 năm đẻ, khả năng sinh sản có chiều hướng giảm, do vậy cần phải thay chim bố mẹ mới.
2. Chuồng nuôi và thiết bị nuôi chim
Thông thường chim bồ câu được nuôi thả tự do trong nhân dân, chim tự kiếm mồi, tự xây tổ. Sự can thiệp của con người là rất ít. Hiện
nay, Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương khuyến cáo một phương pháp nuôi mới đã cho kết quả khả quan: phương pháp nuôi nhốt bán công nghiệp.
2.1. Chuồng nuôi
Môi trường là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong chăn nuôi, do vậy chuồng nuôi chim phải có ánh sáng mặt trời, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh, tránh được gió lùa, mưa, ồn ào quá mức, tránh phiền nhiễu của mèo, chuột, có độ cao vừa phải... Đặc biệt chuồng nuôi chim ấp trứng và chim sữa càng cần được yên tĩnh. Chuồng nuôi được chia làm 2 loại: chuồng nuôi cá thể và quần thể.
2.1.1. Chuồng nuôi cá thể (dùng nuôi chim sinh sản từ 6 tháng tuổi trở đi)
Mỗi cặp chim sinh sản cần một ô chuồng riêng, tùy theo điều kiện cụ thể mà có thể làm bằng tre, gỗ, hay lưới sắt... Trong chăn nuôi công nghiệp dùng lồng 2 tầng bằng lưới sắt, cũng có thể đóng bằng gỗ, tre...
Ô chuồng là một đơn vị sản xuất, trên đó được đặt các ổ đẻ, máng ăn, máng uống, máng đựng thức ăn bổ sung và một đôi trống mái sinh sản. Kích thước của một ô chuồng:
Chiều cao: 40cm.
Chiều sâu: 60cm.
Chiều rộng: 50cm.
2.1.2. Chuồng nuôi quần thể (nuôi chim hậu bị sinh sản từ 2-6 tháng tuổi).
Kích thước của một gian:
Chiều dài: 6m.
Chiều rộng: 3,5m.
Chiều cao: 5,5m (cả mái).
Máng ăn, máng uống, ổ đẻ, máng đựng thức ăn bổ sung được thiết kế riêng cho kiểu chuồng này.
2.1.3. Chuồng nuôi dưỡng chim thịt (nuôi vỗ béo chim thương phẩm từ 21-30 ngày tuổi).
Tương tự như chuồng nuôi cá thể nhưng mật độ dày hơn 45-50 con/m2, không có ổ đẻ, không có máng ăn (phải nhồi trực tiếp cho chim ăn), ánh sáng tối thiểu.
2.2. ổ đẻ
ổ dùng để chim đẻ, ấp trứng và nuôi con. Do đang trong giai đoạn nuôi con, chim bồ câu đã đẻ lại, nên mỗi đôi chim cần hai ổ, một ổ đẻ và ấp trứng đặt ở trên, một ổ để nuôi con đặt ở dưới. ổ có thể làm bằng gỗ, chất dẻo nhưng yêu cầu phải khô ráo, sạch sẽ, tiện cho việc vệ sinh thay rửa thường xuyên. Kích thước của ổ:
Đường kính: 20-25cm.
Chiều cao: 7-8cm.
2.3. Máng ăn
Đây là những máng cung cấp thức ăn cho chim hàng ngày, những máng ăn này nên đặt ở những vị trí tránh chim ỉa vào, tránh các nguồn gây ẩm ướt và đặc biệt hạn chế thức ăn không rơi vãi (do chim bồ câu có đặc tính chọn thức ăn cao). Tùy theo điều kiện có thể dùng máng ăn bằng tre hoặc bằng tôn. Kích thước máng ăn cho một đôi chim bố mẹ:
Chiều dài: 15cm.
Chiều rộng: 5cm.
Chiều sâu: 5cm x 10cm.
2.4. Máng uống
Máng uống phải đảm bảo tiện lợi và vệ sinh. Có thể dùng đồ hộp (lon nước giải khát, lon bia...), cốc nhựa... với kích thước dùng cho một đôi chim bố mẹ:
Đường kính: 5-6cm.
Chiều cao: 8-10cm.
2.5. Máng đựng thức ăn bổ sung
Do chim bồ câu được nuôi nhốt theo phương pháp công nghiệp nên chúng rất cần chất khoáng, sỏi, muối ăn. Kích thước của máng đựng thức ăn bổ sung như máng uống, nên dùng gỗ hoặc chất dẻo, không nên làm bằng kim loại.
2.6. Mật độ nuôi chim
Nếu nuôi nhốt theo kiểu ô chuồng thì mỗi ô chuồng là một đôi chim sinh sản. Nếu nuôi thả trong chuồng thì mật độ là 6-8 con/m2 chuồng. Khi được 28 ngày tuổi, chim non tách mẹ (giai đoạn về sau này được gọi là chim dò). Nuôi chim dò với mật độ gấp đôi nuôi chim sinh sản (10-14 con/m2).
2.7. Chế độ chiếu sáng
Chim bồ câu rất nhạy cảm với ánh sáng. Sự đẻ trứng chỉ phụ thuộc vào một phần ánh sáng nhưng sự ấp trứng lại phụ thuộc chặt chẽ vào yếu tố ánh sáng. Bản năng ấp trứng của bồ câu phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng ban ngày tối thiểu là 13 giờ. Do đó chuồng trại thiết kế thoáng đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng cho chim. Tuy nhiên, ở miền Bắc, ban ngày mùa đông ánh sáng ngắn, có thể lắp bóng đèn 40W chiếu sáng thêm vào ban đêm (nếu nuôi theo quy mô lớn) với cường độ 4-5W/m2 nền chuồng với thời gian 3-4h ngày.

mô hình nuôi chim bồ câu

Dưới đây là một số kỹ thuật giúp người nuôi chim có thể đạt năng suất cao, lợi ích lớn


XEM VIDEO: MÔ HÌNH CHĂN BỒ CÂU PHÁP
Chuồng nuôi chim bồ câu Theo kinh nghiệm, chuồng nuôi chim bồ câu phải thoáng mát thì chim mới mau lớn. Nếu là nuôi thả tự do thì chuồng nuôi yêu cầu phải có mái che mưa, nắng, có ổ cho chim mái đẻ trứng. Nếu nuôi chim để sinh sản và khai thác thịt cần có chuồng nuôi khác nhau.

Làm chuồng nên lấy tre chẻ ra thành nan, sau đó làm thành phên ghép lại. Chuồng nuôi phải có ánh sáng mặt trời, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tránh gió lùa, tránh ồn ào. Nên chia chuồng thành các ô nhỏ cho mỗi cặp chim: chiều cao 40 cm, chiều sâu 40 cm, chiều rộng 50 cm. Mỗi ô chuồng cần 2 ổ đẻ trứng và ấp trứng đặt ở trên, một ổ nuôi con đặt ở dưới. Phía trước ô khoét lỗ to bằng miệng bát cơm để chim có thể ra vào. Máng ăn và máng uống cho chim nên dùng bằng gỗ hoặc chất dẻo, không nên làm bằng kim loại, đảm bảo vệ sinh.

  • 2
    Chọn giống

    Trong một ổ chim cần phải có một con trống và một con mái. Muốn chim bố mẹ đẻ nhiều, nuôi con tốt phải chọn chim có lông bụng dầy mượt, khỏe mạnh, mỏ xẻ, không có dị tật, lanh lợi, đuôi nhọn,… Nên mua chim đã được ghép đôi.

    Chim bồ câu mái có thể đẻ trải dài trong năm, lứa nọ tiếp lứa kia, khoảng cách giữa hai lứa khoảng 40 ngày. Như vậy, trong những điều kiện nuôi thả hợp lý, một cặp bồ câu có thể sản sinh ra 12 đến 14 lứa chim bồ câu con trong một năm.
  • 3
    Thức ăn cho chim bồ câu

    Nhu cầu dinh dưỡng tùy theo từng giai đoạn phát triển của chim. Thức ăn cho chim có thể dùng ngô, đậu xanh, thóc,… Ngoài ra chim còn có thể tự tìm kiếm những thức ăn trong tự nhiên nếu không nuôi nhốt.

    Nên cho chim ăn vào giờ đã quy định để tạo thói quen, thông thường một ngày cho chim ăn 2 lần vào 6 giờ sáng và 1 giờ chiều. Thức ăn cho chim con là gạo xay trộn, còn với chim bồ câu đã trưởng thành thì thức ăn là thóc trộn với ngô (hay các hạt khác) đã xay vỡ.
    Bồ câu nuôi nhốt rất cần chất khoáng, đặc biệt là muối ăn, do đó phải bổ sung thường xuyên vào các máng ăn riêng cho chim ăn tự do. Thức ăn khoáng bổ sung được trộn theo công thức sau: khoáng Premix 85%, muối ăn 5%, sỏi nhỏ 5%.
  • 4
    Phòng và trị bệnh cho chim bồ câu

    Chim bồ câu có sức đề kháng với dịch bệnh khá tốt, nhưng nếu nuôi theo đàn trong một không gian hẹp thì nguy cơ mắc bệnh là khá lớn. Muốn cho chim bồ câu khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt thì trước hết chim phải được nuôi dưỡng trong môi trường tốt, thức ăn được cung cấp đầy đủ.

    - Một năm tiêm vác xin phòng bệnh 3 lần cho chim.
    - Vệ sinh chuồng trại cho chim bồ câu sạch sẽ. Nên định kỳ 2-3 tháng dọn dẹp làm vệ sinh chuồng, sửa chữa và làm mới chỗ hư hỏng, cạo sạch phân, thay ổ đẻ, phun thuốc sát trùng chuồng.
    - Vệ sinh máng ăn, máng uống: hàng ngày nên rửa máng uống để tránh cho chim uống nước bẩn, đã lên men do cặn thức ăn đọng lại trong máng. Lồng vận chuyển chim bồ câu cũng là nguồn lây bệnh cho chim, vì ở chuồng có chim bị bệnh và chết thì dễ dàng lây nhiễm bệnh sang chuồng khác. Vì thế lồng khi dùng để vận chuyển chim mới cần phải được lau rửa sát trùng cẩn thận.
    - Hạn chế cho chim lạ vào chuồng. Tránh để phân chim vương vãi ra mọi nơi. Phóng tránh chuột, mèo, chó,… tấn công chim.
    - Một số bệnh thường gặp ở chim bồ câu như: bệnh kẹt trứng, trứng vỏ mềm, bệnh cầu trùng, bệnh đậu mùa, bệnh herpes virus đường hô hấp,… Cần phải theo dõi kỹ nếu chim bị mắc các bệnh đó thì nên đến các cơ sở hỗ trợ chăn nuôi để được tư vấn loại thuốc phù hợp.

Monday, January 30, 2012

Kỹ thuật nuôi ếch đồng



Đây là những video mô hình chăn nuôi ếch

MÔ HÌNH CHĂN NUÔI ẾCH THAI LAN



MÔ HÌNH CHĂN NUÔI ẾCH NGHỊCH MÙA


Ếch không chịu được rét, suốt mùa đông ếch ẩn nấp trong hang tránh rét, sang mùa xuân ấm áp mới đi lại kiếm ăn. Nên bắt đầu nuôi ếch từ mùa xuân, tháng 2-3 dương lịch. Dưới đây là cách chuẩn bị ao và lồng nuôi, cũng như tiêu chuẩn chọn ếch giống sao cho hiệu quả nhất.


Chuẩn bị ao và lồng nuôi
Ao nuôi ếch không cần sâu, có thể tận dụng các ao rộng, căng lồng dọc bờ ao để nuôi. Nước ao sạch, có thể thay nước khi cần. Ao nên tẩy vôi khử trùng hay khử trùng bằng thuốc tím 100g/m2 mặt ao trước khi nuôi.

Thiết kế lồng nuôi ếch là việc làm quan trọng của nghề nuôi ếch lồng. Lồng được căng trên ao nhờ các cọc tre tạo thành khung cắm sâu xuống đáy ao. Dùng lưới nylon (cỡ 60 mắt/m2) quây thành lồng nuôi. Kích thước lồng dài 2m, rộng 1,5m và cao 1m, chân lưới cắm sâu trong đất 5-10cm. Với kích thước lồng như thế này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ếch sinh trưởng tốt và tiện lợi cho chăm sóc quản lý của người nuôi.

Nước trong ao nên duy trì 40-50cm, bên trong lồng bố trí các tấm xốp phủ nylon lên trên gọi là "sàn lồng" nổi lên trên mặt nước để ếch có thể nhảy xuống uống nước hay leo lên ngồi trên sàn lồng, đồng thời là nơi cho ếch ăn hàng ngày. Diện tích phần sàn lồng nổi chiếm 2/3 diện tích mặt nước. Mỗi lồng nuôi với kích thước như trên có thể thả 200-250 con ếch giống (khoảng 5-6g/con).

Tiêu chuẩn ếch giống

Ở Việt Nam có nhiều giống ếch như ếch đồng, ếch xanh, ếch gai... song nuôi ếch đồng là có giá trị hơn cả: ếch đồng dễ nuôi, ít bị bệnh, chóng lớn, con giống rẻ. Ếch giống 35-40 ngày tuổi đạt trọng lượng 5-6g/con, chọn những con khỏe mạnh, không bị dị hình, kích cỡ đồng đều. Thả mỗi lồng nuôi 1-1,5kg ếch giống. Tùy thời điểm nuôi trong năm mà giá ếch giống (giống ếch đồng) dao động 30.000-50.000 đồng/kg.
Chăm sóc

Ếch thích ăn côn trùng, cá, tôm, cua... song nuôi ếch công nghiệp nên dùng thức ăn hỗn hợp như thế sẽ kinh tế và có nguồn thức ăn ổn định. Thức ăn hỗn hợp trong nuôi ếch thịt thương phẩm nên dùng loại kích thước 2-4mm, hàm lượng đạm 30%. Cho ếch ăn với lượng thức ăn chiếm 4-5% khối lượng ếch nuôi, ngày cho ăn một lần. Khi cho ếch ăn, vãi thức ăn lên sàn lồng, theo dõi ếch ăn để điều chỉnh lượng thức ăn sao cho ếch ăn được nhiều nhưng không để dư thừa thức ăn, vừa gây tốn phí, vừa làm bẩn nước nuôi. Cần chú ý kiểm tra lồng nuôi, phát hiện kịp thời các khe hở, lỗ hở, các sinh vật ăn thịt ếch (chuột, rắn...) làm hao hụt số lượng ếch nuôi. Hằng tháng cần phân loại ếch để tách nuôi riêng những con không cùng kích cỡ, tránh để những con lớn ăn thịt con nhỏ.

Trong quá trình nuôi, ếch có thể bị mắc một số bệnh như bệnh chướng hơi, bệnh đường ruột, bệnh trùng bánh xe... nguyên nhân chủ yếu do nước nuôi bẩn, môi trường nuôi bị ô nhiễm. Để phòng bệnh, cần giữ sạch nước nuôi, nếu nước bẩn, nước tù đọng, nước bị chua... cần thay nước mới. Tuyệt đối không để nước ao bị nhiễm các hóa chất bảo vệ thực vật, các loại thuốc diệt cỏ. Khu vực nuôi cần được giữ yên tĩnh ếch mới ăn nhiều và chóng lớn. Thức ăn phải sạch, không bị thối hỏng. Khi phát hiện ếch bị bệnh cần điều trị kịp thời và dứt điểm, nếu con ếch nào chết cần loại bỏ ngay.

Thu hoạch, vận chuyển

Sau khi nuôi 3-4 tháng, trọng lượng ếch đạt 80-100g/con, mỗi lồng nuôi có thể cho thu từ 12-20kg ếch thịt. Trước khi thu hoạch, ngừng cho ăn để ếch bài tiết hết phân, và gom ếch lại nuôi với mật độ dày để ếch quen dần trước khi tập hợp ếch để vận chuyển. Lúc đánh bắt cần nhẹ nhàng, tránh sây sát. Để vận chuyển ếch, dùng bao tải, túi lưới... cho ếch vào trong, nhúng nước rồi vận chuyển. Nhìn chung cần giữ cho da ếch luôn ướt khi vận chuyển thì ếch sẽ không bị chết.

Những điểm cần lưu ý trong chăn nuôi thỏ

   
ĐÂY LÀ VIDEO MÔ HÌNH CHĂN NUÔI THỖ

XEM VIDEO: MÔ HÌNH CHĂN NUÔI THỎ

Chăn nuôi thỏ có nhiều lợi thế do chi phí đầu tư thấp, tận dụng được các phế phụ phẩm nông nghiệp, lao động nhàn rỗi, lao động phụ. Thỏ thuộc loại đẻ khỏe, phát triển nhanh. Một thỏ mẹ nặng 4 - 5kg trong một năm có thể sản xuất ra 90 - 140 kg thịt, hiệu suất cao hơn nhiều so với các loài gia súc khác.
Những điểm cần lưu ý trong chăn nuôi thỏ-lamsao.jpg

Về cơ bản, thỏ thuộc loại dễ nuôi, tuy nhiên để nuôi thỏ đạt hiệu quả cao cần chú ý các vấn đề sau đây:
Vấn đề thức ăn và nước uống cho thỏ


Do đặc điểm của dạ dày thỏ là co giãn tốt nhưng co bóp yếu. Manh tràng có dung tích lớn và có khả năng tiêu hóa chất xơ nhờ hệ vi sinh vật. Vì vậy, cần cho thỏ ăn nhiều thức ăn thô xanh chất lượng tốt, để vừa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của thỏ, vừa có tác dụng chống đói và đảm bảo sinh lý tiêu hóa bình thường. Thức ăn thô xanh cho thỏ phải được rửa sạch bằng nước máy hoặc nước giếng. Những loại rau lá có hàm lượng nước lớn như bắp cải, khoai lang…, sau khi rửa cần phơi tái cho bớt nước trước khi cho thỏ ăn.

Cho thỏ ăn thức ăn nghèo chất xơ hoặc thức ăn chứa nhiều nước, thức ăn không tươi, bị dập nát dễ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa như chướng bụng đầy hơi hoặc ỉa chảy và thỏ có thể bị chết.

Cũng cần lưu ý là thỏ thiếu nước còn nguy hiểm hơn thiếu thức ăn, đặc biệt là đối với thỏ đẻ và tiết sữa. Không cung cấp đầy đủ nước uống cho thỏ dẫn đến tình trạng thiếu sữa hoặc thậm chí thỏ mẹ ăn thịt thỏ con. Trong thời gian nuôi con nên cho thỏ mẹ uống thêm nước đường hoặc ăn mía để nhanh phục hồi cơ thể, tiết nhiều sữa và đàn con phát triển tốt.

Vấn đề sinh sản của thỏ


Tùy theo giống, thỏ có thể thành thục tính dục lúc 3 - 4 tháng tuổi. Để đề phòng hiện tượng cắn xé nhau và giao phối tự do, dẫn đến tình trạng giảm trọng hoặc rối loạn sinh sản, khi thỏ được 3 tháng tuổi nên nhốt riêng thỏ đực với thỏ cái.

Không nên cho thỏ phối giống ngay khi thỏ động dục lần đầu mà nên chờ đến 5 - 6 tháng tuổi, lúc thỏ đạt 75 - 80% khối lượng của thỏ trưởng thành. Cho phối giống trước 5 tháng tuổi thì đàn con đẻ ra sẽ yếu ớt, đồng thời ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển của thỏ bố mẹ.

Do đặc điểm của thỏ là trứng chỉ rụng sau khi giao phối 9 - 10 giờ nên trong thực tế, để tăng số trứng được thụ tinh và tăng số con đẻ ra, nên áp dụng phương pháp phối giống bổ sung, tức là phối lại lần thứ hai sau lần thứ nhất từ 6 đến 9 giờ.

Khi cho thỏ phối giống cũng cần chú ý là bắt thỏ cái đến lồng thỏ đực mà không nên làm ngược lại, vì khi lạ chỗ thỏ đực khó làm quen với thỏ cái và thỏ cái thường kháng lại thỏ đực.

Để tránh đồng huyết, không để thỏ đực phối với thỏ cái cùng gia đình.

Vấn đề làm lồng và chuồng nuôi thỏ


Cần phải làm lồng nuôi thỏ. Lồng thỏ bảo đảm phải chắc chắn, thỏ không chui lẫn đàn, tránh được chuột tấn công và chăm sóc thuận tiện.

Phải làm ổ đẻ có nắp đậy cho thỏ. Sau khi thỏ đẻ, mỗi ngày chỉ nên đưa ổ đẻ vào lồng thỏ mẹ một lần để cho con bú, tránh hiện tượng thỏ mẹ chui vào ổ ỉa đái, bới ổ và dẫm đạp lên đàn con.

Thỏ là loài gia súc nhạy cảm với các tác nhân ngoại cảnh. Thỏ có ít tuyến mồ hôi dưới da, cơ thể thải nhiệt chủ yếu qua đường hô hấp. Khi nhiệt độ không khí tăng trên 35 độ C và kéo dài, thỏ rất dễ bị cảm nóng. Do các đặc điểm này lồng nuôi thỏ cần đặt tại những vị trí thoáng, mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông.

Trong trường hợp chăn nuôi thỏ quy mô lớn cần xây dựng chuồng trại cẩn thận. Chuồng trại phải đảm bảo thông thoáng và dễ làm vệ sinh. Trong trường hợp nuôi thỏ quy mô gia đình, có thể đặt lồng dưới gốc cây có bóng mát ngoài vườn, đầu nhà, có mái che chống được mưa, nắng, gió lùa. Không nên đặt lồng thỏ trong chuồng lợn hoặc chuồng gà, vừa ngột ngạt, hôi thối, vừa dễ lây lan dịch bệnh

Vấn đề vệ sinh phòng trị bệnh


Thỏ là loài gia súc yếu, sức đề kháng cơ thể kém, dễ cảm nhiễm các mầm bệnh và phát triển thành dịch. Để hạn chế tối đa tổn thất kinh tế do dịch bệnh, điều rất quan trọng trong chăn nuôi thỏ là tạo ra môi trường tiểu khí hậu chuồng nuôi hợp vệ sinh và tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh. Cụ thể, hàng ngày cần làm vệ sinh lồng nuôi, chuồng nuôi; định kỳ sát trùng lồng, chuồng, máng ăn, máng uống, ổ đẻ; cần cung cấp cho thỏ đầy đủ thức ăn và nuớc uống sạch sẽ, chất lượng tốt.

Các bệnh thỏ thường mắc là bệnh bại huyết, bệnh ghẻ, bệnh cầu trùng ..v..v. Cách sử dụng các loại thuốc để phòng trị các bệnh này như sau:

- Đối với bệnh bại huyết:


Tiêm vắc xin để phòng bệnh bại huyết cho thỏ con lúc 2 tháng tuổi. Đối với thỏ sinh sản, tiêm định kỳ 6 tháng 1 lần.
- Đối với bệnh ghẻ:


Điều trị: dùng Ivermectin 0,7 ml/3kg thể trọng hoặc dùng Dextomax 0,1 ml/3kg thể trọng.
- Đối với bệnh cầu trùng:


Phòng bệnh: vệ sinh, sát trùng chuồng trại. Sử dụng thuốc Anticoc, HanE3 bằng 1/2liều điều trị.

Điều trị bệnh: thuốc Anticoc, HanE3: 0,1-0,2g/kg thể trọng.